Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Những dấu hiệu nhận biết bệnh u xơ tử cung

Có khoảng 70% – 80% phụ nữ có nguy cơ bị u xơ tử cung trước 50 tuổi, vậy u xơ tử cung dấu hiệu nào nhận biết để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời hiệu quả.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh u xơ tử cung

Rong kinh: Rong kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có khối u xơ tử cung phát triển trong cơ thể, đặc biệt là khối u dưới niêm mạc tử cung. Rong kinh kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, vì vậy nếu cảm thấy yếu sức, chóng mặt và khó thở sau kỳ kinh, bạn hãy đi khám sản phụ khoa kịp thời.

Đau lưng: Trong một vài trường hợp, khối u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung sẽ chèn vào dây thần kinh cột sống và các cơ, từ đó gây đau ngang thắt lưng.

Bụng to bất thường: Một số u xơ tử cung có kích thước khá lớn và phát triển ở bụng dưới nên nhiều phụ nữ mắc bệnh có thể lầm tưởng là mình đang mang thai.

Đau đớn khi quan hệ tình dục: Tùy thuộc vào vị trí cũng như kích thước của u xơ tử cung mà chị em có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí đau đớn vùng bụng dưới và hai bên hông chậu, nhất là khi quan hệ tình dục.

Áp lực trực tràng: Khi u xơ tử cung đè lên bàng quang sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau. U xơ ở phía sau tử cung có thể bám vào trực tràng, làm cho người bệnh cảm thấy chướng bụng, gây khó khăn lúc đi đại tiện và đôi khi có thể gây bệnh trĩ.

Bí tiểu: Những u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung có thể chèn ép gây ảnh hưởng đến bàng quang và khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Ở một số phụ nữ, u xơ tử cung có thể khiến họ bí tiểu hoặc khó tiểu

Vùng xương chậu đau: U xơ tử cung lớn có thể gây khó chịu ở vùng xương chậu. Nhiều phụ nữ cảm thấy đau khi cúi hoặc nằm xuống. Hiếm gặp hơn, một số chị em bị đau cấp tính ở vùng xương chậu.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Tại sao các bạn nên ăn trứng mỗi ngày?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên ăn trứng mỗi ngày bởi có rất nhiều lợi ích mà trứng mang lại giúp ích cho cơ thể của bạn. Hãy cùng tìm hiểu những lý do tại sao bạn nên ăn trứng mỗi ngày dưới đây:

Tại sao các bạn nên ăn trứng mỗi ngày?

Trứng chứa nhiều selenium, đây là chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và điều chỉnh hormone tuyến giáp ở mức cân bằng. Bởi vậy, bạn nên bổ sung trứng mỗi ngày đặc biệt là cho trẻ em để tăng cường hệ miễn dịch.

Các axit amin trong trứng đóng vai trò hình thành cơ, tạo năng lượng, tác động tích cực tới tâm trạng. Ngoài ra, các axit amin được tìm thấy trong trứng có thể làm giảm đáng kể mức độ lo lắng và căng thẳng bằng cách điều hòa serotonin trong hệ thần kinh.

Trứng giàu protein giúp bạn ăn ngon miệng và cảm thấy nhanh no hơn so với thực phẩm cùng mức calo.

Ăn trứng giúp giảm cân và cho bạn một vòng eo săn chắc. Một nghiên cứu được thực hiện giữa hai nhóm người, một nhóm sử dụng trứng, nhóm ăn bánh mì cùng lượng calo. Sau 2 tháng, nhóm ăn trứng giảm 3-4 cm vòng eo so với nhóm ăn bánh mì.

Hai chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trứng là lutein và zeaxanthin có tác dụng bảo vệ mắt. Các chất oxy hóa này làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu của suy giảm thị lực và mù lòa đặc biệt ở người trung niên.

Ăn trứng cung cấp vitamin B cần thiết cho làn da, mái tóc của bạn luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin B2 còn có khả năng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bởi vậy, trứng được xếp và top 25 loại thực phẩm tốt nhất cho cơ thể.

Trứng chứa choline, thành phần của màng tế bào và là chất cần thiết để tổng hợp acetylcholine, một chất truyền thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu choline cơ thể dễ mắc bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh và giảm chức năng nhận thức. Ăn trứng trong mùa thi cử tăng khả năng tập trung.

Nguồn vitamin D tự nhiên trong trứng cho hàm răng và xương chắc khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp nhất là ở người già. Việc điều trị thoái hóa khớp đòi hỏi người bệnh phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa khớp để thường xuyên bổ sung những thực phẩm có lợi cho xương khớp và loại bỏ những thực phẩm bất lợi. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp là gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp

Thực phẩm giàu canxi: Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp bị lão hóa do vậy ta cần bổ sung canxi cho xương bằng các thực phẩm giàu canxi đó là các loại thịt : thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, cá biển, tôm, sò.

Các loại rau xanh: Các loại rau xanh có chứa vitamin D, B, K, acid folic, calcium, sắt rất tốt cho người bệnh thoái hóa khớp.

Các loại dầu chứa omega 3: Các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu… giúp cho xương chắc khỏe hơn hỗ trợ tốt cho người bệnh thoái hóa xương khớp

Các loại trái cây có tác dụng kháng viêm: Bưởi, cam là những thực phẩm có tác dụng kháng viêm người bệnh thoái hóa khớp nên sử dụng.

Cần tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa Glucosamin, Chodroitin là rất cần thiết trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Những thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp nên tránh

Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị thoái hóa khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế sử dụng.

Những thực phẩm ăn sẵn như bơ, xúc xích,.. đều không tốt cho người bệnh thoái hóa khớp. Chú ý không ăn bắp ngô khi khớp đang đau vì trong ngô có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.

Không nên uống các đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích, không nên hút thuốc.


Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Lời khuyên cho cha mẹ giúp trẻ ăn ngon miệng trong mùa nóng

Mùa hè thời tiết nóng nực, trẻ mệt mỏi và biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ thiếu dinh dưỡng, cơ thể càng mệt mỏi, yếu ớt, dễ ốm.. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên cho mẹ giúp con ăn ngon mùa nóng như sau:


Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng thì vào mùa hè nhu cầu cung cấp năng lượng cho trẻ không cần quá nhiều. Thực đơn cho bé trong ngày hè vẫn phải đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng tốt là ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất đạm là thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa… Nhóm cung cấp chất đường bột là gạo, mỳ, khoai… Nhóm cung cấp chất béo như dầu ăn, mỡ, vừng, lạc và nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng có nhiều ở rau quả.

Trong thực đơn ngày hè, mẹ nên chọn nấu những món dễ ăn, dễ tiêu hóa và giải nhiệt như: canh chua, canh rau dền, rau mùng tơi, mướp, canh riêu cua… Đồng thời cũng cần tránh những gia vị có tính nóng như hạt tiêu, gừng… và những món ăn nhiều dầu mỡ.  Thực phẩm cho bé phải luôn tươi ngon, chế biến ngay, không trữ lâu trong tủ lạnh.

Ngoài ra, cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày bằng những bữa ăn phụ bổ mát như: chè hạt sen, sữa chua, sinh tố hoa quả… cũng có tác dụng giúp chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý.

Với bản tính hiếu động, trẻ luôn chạy nhảy, chơi đùa luôn chân luôn tay nên mồ hôi đổ ra nhiều khiến cơ thể trẻ bị mất nhiều nước và chất điện giải qua mồ hôi. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể bé yếu đi, người mệt hơn, cơ thể sẽ bị suy kiệt, gây ra một số bệnh ảnh hưởng sức khỏe của bé. Vì vậy, cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày cho trẻ. Lượng nước bổ sung có thể bằng nước lọc và các loại thực phẩm như: sữa, nước hoa quả, nước canh…

Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng góp phần làm tăng sức đề kháng như: vitamin C, (cam, chanh, bưởi vitamin A (sữa, gan, trứng, cà rốt, đu đủ, xoài…), sắt (thịt bò, gan, tim, bầu dục, trứng, đậu đỗ…), kẽm (hàu, tôm, cua…). Đặc biệt, vitamin C cũng có nhiều trong những thực phẩm mùa hè như: rau đay, rau muống, quả bưởi, quả nhãn, chanh, dứa… đóng góp vai trò rất lớn đối với quá trình bảo vệ cơ thể, đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Người bị tiểu đường có chế độ ăn uống như thế nào

Bệnh tiểu đường chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý gây ra, vì vậy trong điều trị bệnh người bệnh cần tuân thủ đúng theo chế độ ăn uống cho người tiểu đường để hạn chế tỷ lệ đường huyết, ngăn chặn những biến chứng của bệnh.

Người bị tiểu đường có chế độ ăn uống như thế nào

Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị bệnh tiểu đường


Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường nhẹ, tiểu đường tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường mức độ trung bình và nặng.

Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng.

Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ. Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.

8 nguyên tắc về chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường


Tập luyện thể thao cùng với chế độ ăn uống cho người tiểu đường giúp điều trị bệnh hiệu quả.
1. Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn  toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.

2.  Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.

3. Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: cũng không cần quá kiêng khem với ngũ cốc như gạo trắng, lúa mì. Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.

4. Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng để món ăn phụ nhỏ.

5. Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.

6. Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.

7. Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.

8. Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Qủa sấu có tác dụng chữa bệnh như thế nào?

Quả sấu thông thường mọi người chỉ biết đến việc ngâm để giải khát. Tuy nhiên, hơn thế, sấu còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít ai biết đến. Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của quả sấu bạn đọc có thể tham khảo:

Qủa sấu có tác dụng chữa bệnh như thế nào

Trị mụn nhọt, lở ngứa

Nước lá sấu tươi đun nước tắm có thể giúp trị mụn nhọt, lở ngứa. Hoặc bạn cũng có thể dùng trực tiếp bằng cách rửa lá sấu sạch, giã nát, bọc bằng băng gạc sạch đắp lên vết mụn.

Giải rượu
 
Sấu có vị chua có thể làm liều thuốc giải rượu rất hiệu qua. Dùng 4 – 6g cùi quả sấu khô sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống. Hoặc dùng nước sấu ngâm đường và gừng để uống rất có hiệu quả. Để có hiệu quả hơn nữa bạn có thể uống cách 30 phút 1 lần.

Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Hệ tiêu hóa hoạt động không tốt có thể khiến bạn khó chịu, gặp các hiện tượng như đầy hơi. Khắc phục hiện tượng này với quả sấu ngay, vì sấu có thể cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt.

Cách làm: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn ngay.
 
Trị ho

Sấu có vị chua, ngọt nhưng lại có tác dụng chữa ho hiệu quả. Áp dụng các phương pháp chế biến sấu để chữa ho bằng các cách sau đây:

– Cách 1: Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

– Cách 2: Cùi sấu tươi 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày.

– Cách 3: Lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày. Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.

Trị nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng

Bên cạnh việc trị ho, sấu còn có thể trị nhiệt miệng do nóng trong cơ thể. Cũng có nhiều cách trị bệnh được thực hiện từ quả sấu.

– Cách 1: lấy quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày.

– Cách 2: lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng.

– Cách 3: lấy 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền.
 

Mách nhỏ bạn cách chữa bệnh bạch biến không cần dùng thuốc

Bạch biến là bệnh lý da liễu tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin mặc cảm bản thân.  Dưới đây là cách chữa bệnh bạch biến không cần dùng thuốc bạn đọc có thể tham khảo như sau:

Chữa bệnh bạch biến không cần dùng thuốc

Nói “không” với stress

Stress được cho là một trong các yếu tố gây suy yếu hệ miễn dịch, làm thúc đẩy sự phát triển của bệnh bạch biến. Hãy thư giãn và tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật để giảm bớt căng thẳng để kìm hãm sự phát triển của bệnh.

Lá húng quế và nước cốt chanh chữa bệnh bạch biến

Lá húng quế có thuộc tính chống virus và chống lão hóa quan trọng, có lợi cho da. Lá húng quế trộn với nước cốt chanh cũng được biết đến như một cách hữu hiệu để thúc đẩy sản xuất melanin và là một biện pháp khắc phục bệnh bạch biến hiệu quả. Bạn nên giã nhỏ lá húng quế, lấy chiết xuất lá húng quế trộn với nước cốt chanh, thoa lên vùng da bị bệnh 3 lần một ngày trong khoảng 6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Sử dụng hạt củ cải chữa bệnh bạch biến

Hạt giống củ cải rất có giá trị trong điều trị bệnh bạch biến. Bạn cần khoảng 40gr hạt giống củ cải nghiền nhỏ, ngâm qua đêm trong một bát giấm. Sau đó dùng bột này đắp lên những mảng da màu trắng và để khô trong khoảng hai giờ hoặc cho đến khi nó đóng vảy rồi bóc ra, rửa sạch với nước. Để thử phản ứng, ban đầu chỉ bôi trên vùng da nhỏ. Nếu không bị dị ứng, mẩn ngứa, hãy tiếp tục sử dụng.

Đất sét đỏ chữa bệnh bạch biến

Đất sét đỏ là loại đất nằm trong lòng sông rất giàu hàm lượng đồng, có tác dụng tái tạo sắc tố của da. Để chữa bạch biến, dùng đất sét trộn với nước gừng và bôi lên vùng da có đốm trắng 1 lần/ ngày.

Bên cạnh những phương pháp chữa bệnh bạch biến không cần dùng thuốc trên đây, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp tránh để bệnh tiến triển nặng, phát triển nhanh gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.